Có 4 biện pháp khoa học trị dứt điểm những cơn mè nheo, khóc lóc, ăn vạ của trẻ

Bài học làm mẹ 05/05/2018 06:29

Nhiều cha mẹ áp dụng những phương pháp "trị" thói ăn vạ, khóc lóc của trẻ được khuyến nghị đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể trong cảm xúc và hành vi của trẻ.

Bất cứ ai từng nuôi dạy con hoặc lớn lên với anh/chị/em đều biết rằng có những khoảng thời gian thật "khủng khiếp" trong cuộc sống của một đứa trẻ. Đó là khi một nỗi buồn dù là nhỏ nhất cũng có thể trở thành nguồn cơn cho một cơn thịnh nộ sấm sét. Đó là khi đẩy trẻ ra khỏi cánh cửa nhà để tới trường đúng giờ trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Đó là khi thiên thần xinh xắn, đáng yêu của bạn bỗng hành xử như thể một con thú hoang.

Nhưng có một số cơn giận dữ, ăn vạ mà sự ương bướng và thách thức của trẻ đã vượt xa so với biểu hiện thông thường ở những đứa trẻ khỏe mạnh cùng độ tuổi khác. Đối mặt với tình huống đó có thể gây căng thẳng cực lớn cho cha mẹ. Không những thế, phản ứng của những người thân và người lạ xung quanh thường khiến phụ huynh càng cảm thấy mình bị phán xét do đã thất bại trong việc nuôi dạy con.

Có 4 biện pháp khoa học trị dứt điểm những cơn mè nheo, khóc lóc, ăn vạ của trẻ - Ảnh 1
Can thiệp trong khoảng 5 tuần khi trẻ trong tầm tuổi này cho thấy kết quả khả quan hơn nhiều so với can thiệp khi trẻ đã bước vào giai đoạn thiếu niên (Ảnh minh họa).

Hơn 10 năm qua, có một nhóm các nhà nghiên cứu tại trung tâm Nghiên cứu Hành vi Trẻ em thuộc Đại học Sydney đã kiên trì tìm hiểu và "điều trị" chứng kích động, không vâng lời, phá vỡ quy tắc và giận dữ quá mức ở trẻ từ 2 đến 16 tuổi. Trên thực tế, nhiều cha mẹ áp dụng những phương pháp được khuyến nghị và đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể trong cảm xúc và hành vi của trẻ.

Đặc biệt, những biện pháp mà nhóm khoa học gia trên giới thiệu có tác dụng mạnh nhất ở trẻ độ tuổi tiền tiểu học tới những năm đầu tiểu học. Can thiệp trong khoảng 5 tuần khi trẻ trong tầm tuổi này cho thấy kết quả khả quan hơn nhiều so với can thiệp khi trẻ đã bước vào giai đoạn thiếu niên và dần trưởng thành.

Những dấu hiệu cảnh báo phổ biến về việc con bạn có thể đang mất kiểm soát

1. Khi hành vi chống đối của trẻ không chỉ thường xuyên diễn ra mà còn gây phiền phức và cản trở cuộc sống gia đình. Hậu quả, cả nhà luôn phải đối mặt với việc muộn giờ do trẻ trì hoãn không muốn rời nhà hoặc phải từ chối tham gia các sự kiện giao lưu xã hội, nơi cơn giận dữ của trẻ có thể bất ngờ xuất hiện.

2. Khi stress khởi nguồn từ trẻ làm ảnh hưởng tới các thành viên còn lại trong gia đình, ví dụ, lên mối quan hệ của chính cha mẹ.

Có 4 biện pháp khoa học trị dứt điểm những cơn mè nheo, khóc lóc, ăn vạ của trẻ - Ảnh 2
Biện pháp can thiệp tốt nhất không chỉ giảm hành vi có vấn đề mà còn giúp trẻ bồi đắp kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc (Ảnh minh họa).

3. Khi hành vi của trẻ khiến cha mẹ rơi vào một dòng thác cảm xúc, lấn át cả những kỹ năng ứng phó thông thường của họ.

4. Khi trẻ có vẻ bị thôi thúc phải kích động những phản ứng thái quá (do cảm xúc chi phối) và ngày càng leo thang ở cha mẹ, ngay cả khi có nguy cơ chịu phạt hoặc làm buồn lòng tất cả mọi người.

Các nhà khoa học khẳng định rằng, các vấn đề thuộc về "hành vi" thường cũng có vai trò ngang bằng như các vấn đề "cảm xúc". Điều này có nghĩa là biện pháp can thiệp tốt nhất không chỉ giảm hành vi có vấn đề mà còn giúp trẻ bồi đắp kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc.

Thật trớ trêu khi biết rằng, áp lực mà hành vi của trẻ gây ra với cha mẹ càng lớn, cha mẹ càng muốn kiểm soát hành vi đó thật nhanh, nhưng lại tạo ra vòng xoáy mâu thuẫn cha mẹ - con cái và áp lực dài hạn cho chính mình. Và khi mâu thuẫn tiếp tục, trẻ thường trở nên ngày càng "chuyên nghiệp" trong nghệ thuật chống đối và vì vậy, mọi hình thức kỷ luật càng trở nên khó áp dụng.

Có 4 biện pháp khoa học trị dứt điểm những cơn mè nheo, khóc lóc, ăn vạ của trẻ - Ảnh 3
Càng can thiệp vào các hành vi "mất kiểm soát" của trẻ càng sớm thì càng hiệu quả (Ảnh minh họa).

Vậy phụ huynh có thể làm gì để giải quyết hành vi có vấn đề của con?

Bạn cần ghi nhớ điều này: càng can thiệp sớm, càng tốt. Hãy sử dụng những phương pháp dạy con tách biệt cảm xúc ra khỏi kỷ luật và đưa nó vào đời sống gia đình bạn. Ví dụ, bạn có thể thử:

1. Thưởng cho hành vi tốt của trẻ (như chơi đùa hoà thuận với anh/chị/em).

Phần thưởng dựa trên mối quan hệ cha mẹ - con cái (như thể hiện tình cảm về mặt thân thể - ôm ấp, hôn, vỗ về… và những khoảng thời gian chất lượng bên con), được trao ngay khi trẻ có hành vi tốt.

2. Thưởng cho hành vi tốt ngay cả trong bối cảnh trẻ bị kỷ luật.

Điều này có nghĩa là bạn nên nhiệt thành khen ngợi trẻ vì đã giúp thu dọn đồ chơi trong khi đang áp dụng hình phạt vì trẻ phá những đồ chơi đó chỉ vài phút trước.

3. Lập tức phản hồi trước hành vi xấu của trẻ, với sự bình tĩnh và chỉ dẫn rõ ràng, hướng trẻ tới việc nên làm thay cho việc đang kích hoạt hành vi xấu.

4. Lập tức phản hồi với sự leo thang trong hành vi của trẻ đã gây ra một hậu quả nào đó, như cho trẻ khoảng thời gian thích hợp để bình tĩnh lại.

Cần làm gì với trẻ hay nhõng nhẽo, mè nheo khi gặp mẹ?

Chia sẻ với Phụ nữ & Gia đình, bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết trẻ từ 11 tháng tuổi trở lên thường có biểu hiện: Khi mẹ vắng nhà ngoan ngoãn chơi cùng ông bà, người chăm sóc mà không quấy khóc. Tuy nhiên, khi nhìn thấy mẹ, bé lại mè nheo. Mẹ cần biết cách khắc phục vấn đề này để con tự lập hơn.

TIN MỚI NHẤT