Cách uốn con vào nếp bằng tâm lý

Bài học làm mẹ 12/02/2017 23:17

Dạy dỗ con trẻ cần đúng cách, như vậy mới giúp trẻ biết từ bỏ thói xấu và trở nên biết nghe lời.

Nuôi dạy một đứa trẻ không đơn giản chỉ là việc lo cho chúng ăn, lo cho chúng mặc, mà giáo dục đạo đức, nền nếp cũng vô cùng quan trọng. Dù bạn là người vội vã, bận rộn đến đâu, dù bạn là người nóng tính cỡ nào, hãy kiên nhẫn đọc bài viết dưới đây để tìm cho mình một giải pháp uốn nắn trẻ không nước mắt mà vẫn khiến trẻ chịu nghe lời bạn.

Cách uốn con vào nếp bằng tâm lý - Ảnh 1
Uốn nắn con trẻ cần có thời gian và đúng cách.

Hãy đánh đúng tâm lý được khen ngợi của trẻ

Trẻ con và người lớn, thực ra cùng có chung một điểm đó là thích sự khen ngợi, thích được công nhận dù bằng cách này hay cách khác. Nhiều bậc phụ huynh cư xử thô lỗ, thậm chí mạnh tay đánh con, bạo miệng chửi bới con khi thấy con mình mắc lỗi, dù là lỗi rất nhỏ như xé mất tờ báo, đánh vỡ cái chén. Con trẻ có thể chưa nhận thức hoặc nhận thức mơ hồ về lỗi lầm mình gây ra. Bạn chửi bới, đánh đập trẻ không có nghĩa khiến trẻ biết lỗi. Nó chỉ là sự trừng phạt thiếu lí trí, khiến trẻ sợ hãi mà thôi. Nếu đây là lần đầu hoặc lần thứ hai trẻ vi phạm, hãy nhẹ nhàng đến bên trẻ ân cần nhắc nhở, cho trẻ thấy con đã sai, và khích lệ trẻ thu dọn hiện trường, khen trẻ biết nghe lời và sẽ không tái phạm nữa. Chẳng hạn khi trẻ đánh vỡ cốc, cha mẹ có thể nói "Con làm vỡ cốc rồi, chán quá, đó là chiếc cốc mẹ rất thích, nhưng không sao cả, lần sau con cầm cốc cẩn thận nhé. Mẹ biết con mẹ rất ngoan, rất khéo mà, sẽ không làm vỡ cốc nữa đâu".

Hãy dùng sự hơn thua để khích lệ trẻ

Khi con trẻ biếng ăn, nhiều bậc cha mẹ ép con bằng cách bóp mồm miệng để đút thức ăn. Rồi thì khi trẻ vùng vằng hất đồ ăn, trẻ có thể phải lĩnh đủ cái tát thẳng tay từ bố mẹ. Làm vậy chỉ khiến trẻ thêm cáu giận, sợ ăn và chán ăn. Hãy dùng tâm lý hơn thua của trẻ để khuyến khích trẻ ăn nhiều, chẳng hạn như so sánh việc trẻ khác cùng độ tuổi ăn giỏi hơn, nhanh hơn con bạn chẳng hạn.

Nhắm vào lòng tự trọng của con trẻ

Khi trẻ lười nhác việc nhà, việc học, hay mải mê chơi, các bậc cha mẹ có thể đánh vào lòng tự trọng (Với trẻ độ tuổi thanh thiếu niên) để trẻ nghe lời. Chẳng hạn như bạn có thể nói "Mẹ nghĩ một chàng trai sẽ không để mẹ già yếu phải bê cái này, cái kia lên gácđâu", hoặc "một cô gái hiếu thảo sẽ không để mẹ nhặt rau, nấu cơm" cho mình cả đời đâu.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT